Du lịch hè 2019 bùng nổ cùng các hoạt động Teambuilding

Để đánh dấu một mùa hè đầy thành công và rực rỡ, ban lãnh đạo công ty đã tổ chức chuyến du lịch này như một món quà dành tặng cho toàn bộ Cán bộ nhân viên và các con em thiếu nhi học sinh đã có những thành tích tốt trong công việc và học tập trong thời gian vừa qua. Đây thực sự là một phần quà đầy ý nghĩa sau một thời gian làm việc miệt mài và chăm chỉ. Được biết, toàn bộ các thành viên tham gia chuyến đi đều chia sẻ rằng, chuyến đi đã mang lại nhiều cảm xúc và tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa mọi người.

Với điểm đến là Sầm Sơn – Thanh Hóa, các thành viên Ngọc Diệp đã được có những khoảng thời gian thư giãn thoải mái. Hòa vào không khí trong lành, với nắng, với gió, với sóng biển, các hoạt động team-building được tổ chức giúp toàn thể nhân viên được giao lưu, được hiểu hơn về nhau, làm tăng thêm tình cảm gắn bó thực sự của một đại gia đình. Các hoạt động Teambuilding diễn ra đầy hứng khởi và sôi động với những trò chơi team building vui nhộn trên bãi biển Sầm Sơn.

Cái nắng gay gắt của nơi đây cũng không thể cản nổi tinh thần đồng đội và sức chiến đấu của các thành viên. những con người Ngọc Diệp luôn tham gia đầy nhiệt huyết và hết mình. Những con người hàng ngày  vốn chỉ quen với bàn phím máy tính, với hồ sơ giấy tờ,…  thì nay được hòa mình và hết mình cùng tập thể. Giữa nắng vàng và biển xanh, tiếng hô của các thành viên Ngọc Diệp chưa bao giờ lại sáng và vang đến thế.

Dưới đây là một số hình ảnh về các hoạt động Teambuilding của anh chị em CBCNV Tập đoàn Ngọc Diệp:

Trò chơi chuyền nước

Các đội chơi chiến thắng nhận phần thưởng

Nhan pham

Góc báo chí – Cafef.vn: Doanh nghiệp Nhôm Việt “vui tin mới không quên nhiệm vụ”

Quyết định 1480/QĐ-BCT được doanh nghiệp nhôm trong nước đánh giá là cần thiết và rất kịp thời, tuy nhiên đây mới chỉ là quyết định áp thuế tạm thời và doanh nghiệp nhôm Việt vẫn cần rất nhiều nỗ lực để “tự cứu mình”.

Theo quyết định mới đây của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời (không quá 120 ngày) đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế từ 2,46% -35,58%. Trước quyết định này, các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước đều đánh giá cao và cho rằng đây là một quyết định quan trọng, cần thiết và kịp thời để các doanh nghiệp trong ngành yên tâm, đặt niềm tin vào sự đồng hành cũng như sự cam kết của Chính phủ.
Khó khăn cộng hưởng
Có thể nói, thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước đã gặp phải những khó khăn rất lớn khi khi các sản phẩm nhôm giá rẻ, không rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng từ Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam khiến cán cân thị thị phần giữa nhôm Trung Quốc và nhôm trong nước quay ngược hoàn toàn. Nếu như năm 2017, nhôm trong nước chiếm 70%, nhôm Trung Quốc chiếm khoảng 30% thì đến nay nhôm Trung Quốc đã hoàn toàn áp đảo với 70% thị phần và nhôm trong nước chỉ còn vỏn cẹn khoảng 30%.
Theo ông Trần Dũng – Giám đốc Công ty CP Nhôm Ngọc Diệp thì thời gian qua, các doanh nghiệp đã gặp phải những thách thức “chưa bao giờ có” khi các khó khăn dường như cộng hưởng nhau.
Đầu tiên là việc phía Trung Quốc đang áp dụng chinh sách hoàn thuế cho doanh nghiệp xuất khẩu nhôm từ 13-17% tạo ra lợi thế quá lớn về mặt giá cả. 
Tiếp theo là việc hàng Trung Quốc tràn vào trong khi chúng ta chưa có hàng rào kỹ thuật về chất lượng nên không thể ngăn chặn từ gốc các sản phẩm chất lượng kém tràn vào thị trường. Cộng với việc công tác tuyên truyền chưa đảm bảo nên người tiêu dùng rất dễ đánh đồng các sản phẩm với nhau, không phân biệt được đâu là sản phẩm tốt, sản phẩm kém chất lượng. Trong khi các doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe của Bộ Xây dựng và Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thì hầu hết các sản phẩm nhôm nhập khẩu Trung Quốc lại không theo một quy chuẩn nào cả.
Thứ ba,sự “thua thiệt” của doanh nghiệp nhôm trong nước xuất phát từ việc có hiện tượng các sản phẩm nhôm có xuất xứ Trung Quốc được nhập lậu trốn thuế theo đường tiểu ngạch vào Việt Nam.
Như vậy, các sản phẩm nhôm Trung Quốc đã được hoàn thuế lại có một phần được nhập lậu trốn thuế đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nhôm trong nước đang gặp phải sự “cộng hưởng khó khăn”. Việc này đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ phá sản khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, phải chấp nhận bán dưới giá thành sản xuất, thua lỗ kéo dài.
Do đó, ông Trần Dũng cho rằngviệc Bộ Công thương ban hành Quyết định 1480/QĐ-BCT là rất kịp thời, giúp các doanh nghiệp trong nước bước đầu cảm thấy yên tâm về sự đồng hành, hỗ trợ của chính phủ, từ đó các doanh nghiệp sẽ lấy lại niềm tin, khởi động lại quá trình sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô.

Doanh nghiệp phải “tự cứu mình”

Dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy nhôm Dinostar – Công ty CP Nhôm Ngọc Diệp.

Bên cạnh những tác động tiêu cực, những diễn biến vừa qua của thị trường nhôm cũng cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm túc để các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước tự đánh giá lại năng lực cạnh tranh của mình. Quyết định 1480/QĐ-BCTcủa Bộ Công thương không phải là một chiếc phao hay một cái ô để các doanh nghiệp cố thủ bám vào.

Như vậy, các biện pháp phòng vệ thương mại chỉ có mục tiêu tạo ra một thị trường cạnh tranh cho mọi doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nhôm trong nước, việc phải tự đổi mới liên tục, cập nhật khoa học kỹ thuật, cải tiến quản trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành được xem là chìa khóa để giành thị phần.

“Khó khăn khách quan là không thể tránh khỏi, trong “nguy” lại có “cơ”, trước những diễn biến tiêu cực vừa qua, doanh nghiệp đã xác định đi chậm nhưng chắc, chú trọng đầu tư công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, nâng cao hiệu suất sản xuất cũng như tìm hướng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường như Mỹ, Canada, Hàn Quốc với nhiều hình thức linh động”, ông Trần Dũng, Giám đốc công ty nhôm Ngọc Diệp chia sẻ.

Việc các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước tìm đường tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng cũng là một hướng đi được đánh giá cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Có thể dẫn ra ví dụ như đối với các sản phẩm của công ty Ngọc Diệp mới đây vừa kết nối xuất được sang Mỹ, Canada thì doanh nghiệp này đều phải thực hiện kiểm soát rất chặt đầu vào của các nguồn nguyên vật liệu, thậm chí mời trực tiếp đối tác sang tận nhà máy cùng kiểm soát nhằm minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm. Ngoài ra thì doanh nghiệp này cũng phải chủ động linh hoạt, đa dạng trong các hình thức hợp tác như vừa xuất sản phẩm mang thương hiệu DINOSTAR song song với hình thức hợp tác gia công với đối tác quốc tế.

Nguồn: Cafef.vnhttp://cafef.vn/doanh-nghiep-nhom-viet-vui-tin-moi-khong-quen-nhiem-vu-2019061017044566.chn

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt nỗ lực “tự cứu mình”

Theo quyết định mới đây của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời (không quá 120 ngày) đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế từ 2,46% -35,58%.

Đây là một quyết định quan trọng, cần thiết và kịp thời để các doanh nghiệp trong ngành yên tâm, đặt niềm tin vào sự đồng hành cũng như sự cam kết của Chính phủ.

Khó khăn cộng hưởng

Có thể nói, thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước đã gặp phải những khó khăn rất lớn khi khi các sản phẩm nhôm giá rẻ, không rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng từ Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam khiến cán cân thị thị phần giữa nhôm Trung Quốc và nhôm trong nước quay ngược hoàn toàn.

Nếu như năm 2017, nhôm trong nước chiếm 70%, nhôm Trung Quốc chiếm khoảng 30%, thì đến nay nhôm Trung Quốc đã hoàn toàn áp đảo với 70% thị phần và nhôm trong nước chỉ còn vỏn vẹn khoảng 30%.

Theo ông Trần Dũng – Giám đốc Công ty CP Nhôm Ngọc Diệp thì thời gian qua, các doanh nghiệp đã gặp phải những thách thức “chưa bao giờ có” khi các khó khăn dường như cộng hưởng nhau.

Đầu tiên là việc phía Trung Quốc đang áp dụng chinh sách hoàn thuế cho doanh nghiệp xuất khẩu nhôm từ 13-17% tạo ra lợi thế quá lớn về mặt giá cả.

Tiếp theo là việc hàng Trung Quốc tràn vào trong khi chúng ta chưa có hàng rào kỹ thuật về chất lượng nên không thể ngăn chặn từ gốc các sản phẩm chất lượng kém tràn vào thị trường. Cộng với việc công tác tuyên truyền chưa đảm bảo nên người tiêu dùng rất dễ đánh đồng các sản phẩm với nhau, không phân biệt được đâu là sản phẩm tốt, sản phẩm kém chất lượng.

Doanh nghiệp nhôm Việt vừa gồng mình chống chọi để tồn tại trong một cuộc cạnh tranh về giá thành, vừa phải đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng.

Thứ ba, sự “thua thiệt” của doanh nghiệp nhôm trong nước xuất phát từ việc có hiện tượng các sản phẩm nhôm có xuất xứ Trung Quốc được nhập lậu trốn thuế theo đường tiểu ngạch vào Việt Nam.

Như vậy, các sản phẩm nhôm Trung Quốc đã được hoàn thuế lại có một phần được nhập lậu trốn thuế đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nhôm trong nước đang gặp phải sự “cộng hưởng khó khăn”. Việc này đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ phá sản khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, phải chấp nhận bán dưới giá thành sản xuất, thua lỗ kéo dài.

Do đó, ông Trần Dũng cho rằng việc Bộ Công thương ban hành Quyết định 1480/QĐ-BCT là rất kịp thời, giúp các doanh nghiệp trong nước bước đầu cảm thấy yên tâm về sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ, từ đó các doanh nghiệp sẽ lấy lại niềm tin, khởi động lại quá trình sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô.

Doanh nghiệp phải “tự cứu mình”

Bên cạnh các tác động tiêu cực, những diễn biến vừa qua của thị trường nhôm cũng cũng đã róng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm túc để các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước tự đánh giá lại năng lực cạnh tranh của mình.

Bởi quyết định 1480/QĐ-BCT của Bộ Công thương cũng không phải là một “chiếc phao” hay một “cái ô” để các doanh nghiệp cố thủ bám vào mà bản thân các doanh nghiệp dù “vui tin mới” từ chính sách áp thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng cũng không được chủ quan “quên nhiệm vụ” phải liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh.

Khó khăn trước mắt cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp có năng lực, tự đổi mới, khu trú vào những lĩnh vực cốt lõi để tạo ra động lực phát triển

Khó khăn trước mắt đối với ngành nhôm trong nước cũng được xem chính là cơ hội để những doanh nghiệp làm ăn chân chính, có năng lực tự đổi mới, khu trú vào những lĩnh vực cốt lõi nhằm tạo ra động lực phát triển.

“Khó khăn khách quan trước mắt là không thể tránh khỏi, nhưng trong “nguy” lại có “cơ”. 

Trước những diễn biến vừa qua, doanh nghiệp đã xác định đi chậm nhưng chắc, chú trọng đầu tư công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, nâng cao hiệu suất sản xuất cũng như tìm hướng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường như Mỹ, Canada, Hàn Quốc với nhiều hình thức linh động”.

Ông Trần Dũng
Giám đốc công ty nhôm 
Ngọc Diệp 

Rõ ràng, các biện pháp phòng vệ thương mại đều nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng vì lợi ích người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước, việc phải liên tục cập nhật khoa học kỹ thuật, cải tiến quản trị nhằm nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm cũng như việc phải đổi mới, linh hoạt trong cách thức tiếp cận khách hàng, tìm kiếm và tiếp cận những thị trường mới được xem là “chìa khóa” để giành thị phần, tồn tại và phát triển.

Đặc biệt, việc các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước tìm đường tiếp cận thị trường quốc tế, nhất là các thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng là một hướng đi được đánh giá cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Tuy vậy, xu hướng này tuy mới chớm khởi sắc lại đang gặp khó trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có hồi kết và  Mỹ cũng vừa hoàn thành điều tra chống lẩn tránh thuế đối với một số sản phẩm nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam và mức thuế suất lên tới 374,15% đã được áp tạm thời theo kết quả điều tra sơ bộ được công bố mới đây.

Do đó, bên cạnh một số doanh nghiệp trong nước làm ăn chụp giật, cơ hội tạo “cửa sau” cho nhôm Trung Quốc lẩn tránh nguồn gốc thì những doanh nghiệp làm ăn chân chính để có thể xuất khẩu sản phẩm qua các nước như Mỹ, Canada,… cũng cần phải có đối sách căn cơ để giải quyết vấn đề này để tranh việc bị áp thuế không đáng có.

Đầu tư nhà nhà máy nhôm hiện đại, quy mô lớn là chiến lược dài hơi của tập đoàn Ngọc Diệp trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu sản phẩm vào các nước yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm.

Có thể dẫn ra ví dụ như đối với một số dòng sản phẩm của công ty Ngọc Diệp mới đây vừa kết nối xuất được sang các thị trường Mỹ, Canada thì doanh nghiệp này đều phải thực hiện việc kiểm soát rất chặt đầu vào của tất cả các nguồn nguyên vật liệu, thậm chí mời trực tiếp đối tác sang tận nhà máy để cùng kiểm soát nhằm minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm.

Ngoài ra, để có những thành công bước đầu trong việc đưa sản phẩm nhôm Việt xuất ngoại, doanh nghiệp này cũng phải chủ động linh hoạt, đa dạng trong các hình thức hợp tác như vừa xuất sản phẩm mang thương hiệu DINOSTAR song song với các hình thức hợp tác gia công với đối tác quốc tế.

Nguồn Báo diễn đàn doanh nghiệp (VCCI): http://enternews.vn/doanh-nghiep-nganh-nhom-viet-no-luc-tu-cuu-minh-151604.html

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tạm thời nhôm nhập khẩu Trung Quốc, mức thuế cao nhất 35,58%

Theo đó, Bộ Công Thương sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim ở dạng thanh, que và hình đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm nhập khẩu vào Việt Nam có mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.21.90.

Biện pháp chống bán phá giá tạm thời được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung, với mức thuế từ 2,46% đến 35,58%.

Sau khi quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời, Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý Ngoại Thương, trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn chín mươi (90) ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/6/2019, thời hạn áp dụng là 120 ngày.

Nguồn: Cafef.vn

Vấn nạn nhôm giá rẻ giả mạo nhãn mác tại Việt Nam

Nhôm giả kém chất lượng tràn lan trên thị trường Việt

Đại diện một thương chuyên sản xuất thanh nhôm đang có mặt tại thị trường Việt Nam cho biết: “Tình trạng nhôm giả, nhôm nhái đang tràn lan ở Việt Nam hiện nay thì người tiêu dùng bị ảnh hưởng đầu tiên. Bởi khi đưa sản phẩm kém chất lượng vào sử dụng trong công trình xây dựng dễ gây ra tai nạn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người. Còn chúng tôi ngoài việc ảnh hưởng đến uy tín (không thể tính đếm) thì hàng năm công ty chịu thiệt hại từ 400 – 500 tỷ đồng vì hàng giả, hàng nhái”.

Nếu trước đây, nhiều doanh nghiệp Việt phải “cắn răng” hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc thì trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cũng phải đối diện với những khó khăn mới. Đó là tình trạng nhôm giả, kém chất lượng do chính doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và tiêu thụ trong sân nhà. Trong tháng 01/2018, một đường dây sản xuất nhôm giả hệ nhôm Xingfa Quảng Đông có quy mô lớn của một doanh nghiệp sản xuất nhôm lớn có tiếng tại Việt Nam đã bị các phóng viên và cơ quan chức năng phát giác và vào cuộc điều tra.

Đầu năm 2019, thị trường nhôm Việt xôn xao nhiều vụ việc về hàng trăm tấn nhôm của một số đơn vị bị cơ quan chính quyền tạm giữ điều tra vì nghi vấn nhôm giả mạo nhãn mác, có dấu hiệu làm hàng nhái, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Tuy vẫn còn đó ngổn ngang những vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để, sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước, không thể phủ nhận một số bước tiến của ngành nhôm Việt.

Quyết định điều tra chống phá giá đối với nhôm Trung Quốc là động thái đầu tiên từ phía chính quyền báo hiệu cho sụ chuyển mình tích cực của ngành nhôm Việt trong năm 2019.

Năm 2019 được dự báo là một năm sôi động của thị trường nhôm hệ với sự gia nhập ngành của nhiều thương hiệu mới, mang tới những “giải pháp” mới mẻ cho thị trường. Các chuyên gia kinh tế cho rằng bối cảnh nhiều biến động của thị trường hiện tại chính là cơ hội vàng để các doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng. Cạnh tranh ngành nhôm năm nay sẽ cao hơn nhưng sẽ là cuộc cạnh tranh giữa chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ.

Là một thương hiệu nhôm uy tín trong ngành nhôm định hình Việt Nam, nhôm DINOSTAR của Tập đoàn Ngọc Diệp đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Vật liệu xây dựng Việt Nam.  Với tầm nhìn xa, từ khi sản phẩm mới ra đời, Tập đoàn Ngọc Diệp đã chú trọng khâu bảo hộ thương hiệu bằng việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tem mác, logo,… Điều đó khẳng định ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với pháp luật nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều lũng đoạn; là lời cam kết đảm bảo sự uy tín, bền vững về chất lượng cũng như thương hiệu cho sản phẩm nhôm Dinostar của Ngọc Diệp. Tạo sự tin tưởng cho khách hàng, đại lý khi sử dụng sản phẩm có thương hiệu, được pháp luật nhà nước bảo hộ.

Sản phẩm nhôm Dinostar chất lượng cao

Chú trọng đến các sản phẩm phân khúc chất lượng cao, Nhôm Dinostar của Tập đoàn Ngọc Diệp đã và đang dần chiếm lĩnh được lòng tin của nhiều khách hàng khó tính và được kỳ vọng sẽ mang đến làn gió mới cho thị trường nhôm Việt.

Nhan Pham

Đầu tư công nghệ sản xuất – Nâng cao sức cạnh tranh cho Bao bì Ngọc Diệp

Không khí làm việc khẩn trương, tập trung và tấp nập của người lao động diễn ra thường ngày tại nhà máy sản xuất bao bì Ngọc Diệp. Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất những tháng đầu năm và đảm bảo các vấn đề liên quan đến môi trường như tạo thêm sự hăng hái thi đua sản xuất cho Cán bộ công nhân viên Ngọc Diệp. Có được kết quả này, thời gian qua, Công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường từ việc đầu tư máy móc, công nghệ, cải tiến kỹ thuật sản xuất.

Bên cạnh việc tiết kiệm được chi phí, với máy móc thiết bị hiện đại đã giúp Bao bì Ngọc Diệp làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm , có khả năng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường cả về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, chủng loại.

Cụ thể, cùng với thay đổi công nghệ sản xuất, thời gian qua, Công ty CP Ngọc Diệp ( Bao bì Ngọc Diệp)  còn đầu tư máy móc để nâng cao công suất hoạt động. Ông Trần Hữu Quang – Giám đốc điều hành Công ty CP Ngọc Diệp cho biết: “Xác định sản phẩm chủ lực, thế mạnh của Công ty là bao bì carton, trong giai đoạn 2018- đầu năm 2019 vừa qua, Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại như: Máy cột dây tự động; Máy ghim bán tự động; Máy in 8 màu; Máy cuốn màng co tự động; Máy đóng đai tự động; Cải tiến lắp đặt thêm hệ thống nâng hạ tự động cho dàn máy sóng, máy in; đầu tư xây dựng thêm xưởng sấy thành phẩm, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nhiệt cho sản phẩm thành phẩm…”

Hiện nhà máy bao bì Ngọc Diệp là một trong những nhà máy quy mô lớn nhất tại khu vực miền Bắc với máy móc dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại tự động hóa cao.

Nhan Pham